Chắc có lẽ các bạn đều biết. Dòng xe cào cào ( ở Việt Nam hay gọi thế) là dòng xe thể thao chuyên dụng, dành cho các biker, các phượt thủ muốn chinh phục, khám phá những cung đường mà các dòng xe khác không thể đảm đương nổi… xe cào cào có thể băng rừng, lội suối, xuyên qua những vùng đất bùn lầy, thoải mái vượt qua sa mạc, vô tư trèo lên những đỉnh dốc 45 độ (thậm chí dốc hơn nữa)… hay đơn giản là leo … lên cây… hoặc… lên nóc nhà.
Về các dòng xe trong thể loại cào cào này thì tùy vào mục đích sử dụng và kết cấu xe người ta thường chia làm các loại phổ biến sau đây:
– Motocross: đây là dòng thường dùng để đua offroad cung ngắn. Đa số là xe chuyên nghiệp. Bình xăng nhỏ. Khung sườn nhẹ. Không đề điện. Ko đèn. Loại này thì thường ko được nhập chính ngạch do ko đảm bảo yêu cầu của đăng kiểm. Loại này thì bay nhảy như chim máy rất mạnh, có cả 2 thì lẫn 4 thì.
– Enduro: dòng xe này được cải tiến từ dòng motocross, có thêm đề, đèn điện, còi, pad để gắn bs… việc cải tiến này đáp ứng cho việc có thể chạy on road trên phố và vẫn có thể offroad được trên những cung đường không nhiều chướng ngại vật lắm (tất nhiên là nó ko thể so bì sức mạnh với motocross và độ linh hoạt khi vượt các chướng ngại vật). Dòng xe này thì vẫn có nhập được chính ngạch về VN.
– Rally raid: dòng này thì giống enduro. Khác chỗ là bình xăng dung tích lớn hơn, đa số sử dụng động cơ có dung tích xi lanh lớn. Dòng này đa số để đua và vượt sa mạc. Các chặng đua địa hình đồi, cát có chiều dài quãng đường lớn. Dòng này cũng hiếm thấy nhập chính ngạch về VN.
– Trial: các em thuộc dòng này thì thuộc thể loại đặc biệt. Mang sức vóc và tiêu chuẩn của dòng motocross offroad. Nhưng dòng này đa số chạy biểu diễn trên 1 vùng địa hình được dàn dựng sẵn. Vượt chướng ngại vật. Bay lên không trung lộn nhiều vòng, chạy trên gỗ, sắt, lốp xe, ống cống..v.v… dòng này thiên về sự khéo léo, kỹ thuật điều khiển chứ ko thiên về tốc độ. Dòng xe này cũng ko có nhập chính ngạch.
– Supermoto hay còn gọi là Super motard, dòng phổ biến nhất và có lẽ cũng nhiều người biết nhất. Về cơ bản. Máy móc và ngoại hình ko khác dòng enduro là mấy. Hay nói đúng hơn nó là sự kết hợp giữa motocross, trackracing và road racing. Điểm đập vào mắt thấy sự khác biệt nhanh nhất chính là hệ thống lốp xe. Do được thiết kế để chạy phố, onroad nên các xe thuộc dòng này đều đi bánh béo (bánh motard) như các xe moto khác thuộc nake bike hay sport bike. Dòng này chạy phố nhưng vẫn trang bị hệ thống giảm xóc hành trình dài, gầm cao, và bộ máy thì giống như enduro nên có thể chạy trên 1 số đoạn đường đất cát… dòng này thì được nhập chính ngạch về VN nhiều nhất do thông dụng vừa có thể đi làm đi phố và đi tour xa.
Về giá trị của xe cào cào. Xin khẳng định. Xe cào cào thuộc loại xe đắt tiền nhất so với các dòng xe cùng phân khối của cùng 1 hãng. Đối với tất cả các hãng xe, việc phát triển, sản xuất thành công 1 chiếc xe cào cào bao giờ cũng cho ra 1 cái giá thành cao hơn những chiếc moto cùng phân khối. Ví dụ ngay tại nhật, 1 chiếc Yamaha WR250 có giá khoảng 6000 USD. Cái giá này đắt hơn các dòng xe khác trong phân khúc 250cc của hãng Yamaha rất nhiều, nó rất gần giá các dòng nake thuộc phân khúc 400cc. Ví dụ KTM690 smc thì giá của nó bằng với kawasaki z… 1000cc. Suzuki drz400 thì hiện nay giá còn đắt hơn Kawa z..800 v.v…
Sản xuất 1 chiếc cào cào. Ngoài vấn đề xe phải mạnh, lại phải nhẹ. Nhẹ nhưng lại phải chịu lực tốt có thể chịu được va đập mạnh.v.v… để kết hợp được những điều đó đã tốn ko ít tâm huyết của các kỹ sư cơ khí, các vị cha đẻ của dòng xe bay nhảy huyền thoại này.
Tóm lại. Nếu trên 1 cung đường bằng phẳng để em cào so vai với các a nake, sport thì có vẻ em hơi lép vế (vì đa số max speed chỉ cỡ 140 đến 160). Nhưng nếu bảo vượt đèo, xuyên việt qua cung đường mòn Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn.v.v…. chinh phục tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, Đông Bắc… thì có lẽ chả em nào qua được em “cào” đâu ạ.